TẨY GIUN CHO CÁC EM HỌC SINH NĂM 2019

                Trẻ em thường hiếu động hay nghịch đất, cát, bò chơi lê la trên sàn nhà rồi lại mút tay, cầm nắm thức ăn, có khi trẻ đánh rơi thức ăn xuống đất rồi lại nhặt lên ăn, vì thế trẻ rất dễ bị nhiễm các loại giun, sán.

  1. Khi trẻ bị nhiễm giun sán có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như:

                Chán ăn, kém hấp thu: Giun ký sinh lâu ngày làm giảm quá trình hấp thụ dưỡng chất cần thiết, khiến cơ thể thiếu hụt vitamin. Trẻ bị mất cảm giác thèm ăn, ăn mất ngon.

                Giảm tình trạng dinh dưỡngGiun ký sinh sẽ hút hết các chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu protein.

                Kém phát triển thể chất, trí tuệ: Tình trạng dinh dưỡng kém, thiếu hụt do bị giun trong thời gian dài khiến trẻ bị kém tăng trưởng về thể chất (sức khỏe yếu, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa) và trí tuệ (không tập trung, học hành sa sút).

                Tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm: Nhiễm giun nếu không được chữa sớm dễ dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng khác như: viêm ruột thừa, tắc và thủng ruột, rối loạn tim mạch khi nhiễm nhiều giun đũa; Nhiễm giun kim trong thời gian dài ở bé gái dễ dẫn đến tình trạng viêm âm đạo, viêm vòi trứng,..

  1. Các loại giun thường gặp ở trẻ và triệu chứng

              – Giun đũa: Trẻ bị nhiễm giun đũa thường có triệu chứng đau bụng quanh rốn, buồn nôn, thậm chí nôn hoặc đi ngoài ra giun.

              – Giun tóc: Nhiễm nhiều giun tóc cùng lúc trẻ thường bị đau bụng, buồn nôn, tiêu hóa bị rối loạn. Tình trạng nặng hơn sẽ tổn thương niêm mạc ruột già, đi ngoài có chất nhầy lẫn máu.

             – Giun móc: Triệu chứng thường gặp nhất là chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng âm ỉ, da xanh, thiếu máu.

              – Giun kim: Loại giun này khiến trẻ ngứa ngáy vùng hậu môn, thường xuyên gãi nhiều dễ gây nhiễm trùng, quấy khóc, ngủ không ngon giấc, đi ngoài lẫn máu và chất nhầy.

  1. Phòng ngừa nhiễm giun cho trẻ:

            – Tập cho bé thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Bản thân người lớn cũng phải thực hiện vệ sinh tay, nhất là trước khi chuẩn bị đồ ăn và cho trẻ ăn.

           – Vệ sinh ăn uống: nên cho trẻ uống nước đun sôi để nguội, ăn rau đã nấu chín, các loại trái cây nên gọt vỏ sau khi rửa.

           – Vệ sinh thân thể: thường xuyên cắt móng tay cho bé, rửa hậu môn bằng xà phòng tắm sau mỗi lần trẻ đi đại tiện; không cho trẻ đi đại tiện bừa bãi, không để trẻ cởi truồng hay mặc quần thủng đít.

          – Giữ sạch môi trường sống: Cần giữ vệ sinh nhà ở và không gian sinh hoạt sạch sẽ, tránh nước đọng, đất cát hoặc những yếu tố lý tưởng cho giun sán dễ phát triển. Ở nông thôn, cần bố trí khu vực xử lý phân xa nơi ở và giếng nước. Không để trẻ bò lê la, nghịch đất cát.

         – Định kỳ 6 tháng cho trẻ uống thuốc tẩy giun một lần. Nếu trong nhà có một thành viên bị nhiễm giun kim, nên tẩy giun cho cả nhà./.

        Hôm nay, ngày 29/10/2019 Trường Tiểu học Nam Lợi kết hợp với Trạm xá xã Nam Lợi định kỳ cho các em học sinh tẩy giun.

        Sau đây là một số hình ảnh:

73011042_2430433873839091_4013991819690901504_n 73287453_1666125486857056_8902485808875831296_n 74632482_2974270796131931_4978195523623190528_n